Back to top

Báo cáo phân tích kinh tế Việt Nam



ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

 

 

Cán cân thanh toán quốc gia

Tài khoản vãng lai

Cán cân thương mại

Thâm hụt thương mại năm 2008 là 17,5 tỷ USD, dự báo năm 2009 thâm hụt 13 tỷ USD..

 

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).

Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.

Trong năm 2009, chúng tôi ước tính xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 52 tỷ USD, giảm khoảng 10,9 tỷ USD so với năm 2008 tương đương mức giảm 18%. Nhập khẩu cùng trong hướng suy giảm do cầu đầu tư trong nước giảm mạnh. Chúng tôi dự tính nhập khẩu cả năm 2009 khoảng 65 tỷ USD, giảm khoảng 18% so với năm 2008, đưa mức thâm hụt thương mại năm 2009 xuống còn 13 tỷ USD.

 

 

 

Cán cân dịch vụ

Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD, dự báo năm 2009 thâm hụt 0,6 tỷ USD

Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%.

Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%.

Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD.

Năm 2009 sẽ chứng kiến sự khó khăn của hầu hết các ngành nghề mà trong đó du lịch dịch vụ bị ảnh hưởng khá nặng. Theo ước tính của chúng tôi, xuất khẩu dịch vụ năm 2009 chỉ đạt 5,6 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2008. Nhập khẩu dịch vụ giảm 22% so với năm 2008 và đạt 6,2 tỷ USD.

Dự báo cả năm 2009 cán cân dịch vụ thâm hụt 0,6 tỷ USD.

Thu nhập ròng từ bên ngoài

Thu nhập ròng ước tính -2,61 tỷ US, dự báo -2,74 tỷ USD vào năm 2009

Khoản mục này bao gồm các khoản thu ròng về cổ tức, lãi và lợi nhuận của người cư trú từ vốn đã đầu tư ra nước ngoài (một cá nhân được xem là cư trú trong một quốc gia khi họ sống trong quốc gia đó ít nhất là 12 tháng, các công ty đa quốc gia được xem như cư trú nhiều quốc gia, mỗi chi nhánh của công ty đặt tại mỗi nước sở tại được xem như cá nhân cư trú tại nước đó, các tổ chức quốc tế như WB, IMF được coi như các nhân không cư trú đối với mọi quốc gia trên thế giới bất chấp nó đặt trụ sở tại đâu).

Theo số liệu của các năm trước và gần nhất là quý 3 năm 2008 (mức trung bình của 9 năm từ 1999 đến 2007 là -2% GDP, trong đó năm 2007 là -3% và quý 3/2008 là -2,9%), chúng tôi ước tính con số này vào khoảng -3% GDP. Theo đó, mức thu nhập ròng từ bên ngoài năm 2008 ước tính là -2,61 tỷ USD (Theo số liệu tổng cục thống kê, GDP năm 2008 là 1.478.695 tỷ VND tương đương 87 tỷ USD theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 19/01/2009 là 16.997 VND/USD).

Dự báo năm 2009, thu nhập ròng từ bên ngoài là -2,74 tỷ USD.

Chuyển giao vãng lai ròng

Chuyển giao vãng lai ròng là 5,820  tỷ  USD

 

Khoản mục này bao gồm các khoản chuyển tiền đơn phương không hoàn trả, được thể hiện dưới dạng ròng. Với Việt Nam, các khoản chuyển tiền về nước của khu vực tư nhân (kiều hối) chiếm tỷ trọng chính trong khoản mục này, ngoài ra còn có viện trợ chính thức không hoàn lại của các chính phủ và các tổ chức.

Kiều hối theo thống kê của NHNN năm 2008 đạt 8 tỷ USD, viện trợ chính thức không hoàn lại ước đạt 0,188 tỷ USD (theo số liệu chính thức từ Tổng cục thống kê ngày 23/9/2008).

Theo đó Chuyển giao vãng lai ròng cả năm 2008 là khoảng 8,2 tỷ USD.

Theo chúng tôi, lượng kiều hồi năm 2009 chỉ đạt 50% năm 2008, do đó ước tính chuyển giao vãng lai dòng cả năm 2008 khoảng 4,2 tỷ USD.

Như vậy, Tài khoản vãng lai năm 2008 thâm hụt 12,71 tỷ USD, giảm gần 4,4% so với mức thâm hụt 13,33 tỷ USD 6 tháng đầu năm.

Dự báo cả năm 2009, tài khoản vãng lai thâm hụt 12,14 tỷ USD. (Chi tiết xem bảng)

Tài khoản vốn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng năm 2008 đạt 11,5 tỷ US, dự báo năm 2009 đạt 7,2 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, gần gấp 3 lần năm 2007, trong đó 60,3 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới, 3,7 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký tương đương 32,6 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%. Tuy nhiên con số trong khoản mục đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thì chúng ta chỉ tính đến con số giải ngân thực tế. Theo đó, giải ngân FDI năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD.

Trong năm 2009, vốn FDI đăng ký vào giải ngân chắc chắn sẽ suy giảm so với năm 2008. Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký FDI năm 2008 có thể thấy rằng Malayxia, Đài Loan, Nhật Bản và Xingapo đã chiếm tới 80% vốn đăng ký. Nền kinh tế các nước này dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong năm 2009, cộng với việc vốn tự đó của các dự án đăng ký chỉ chiếm khoảng 30% giá trị dự đăng ký, do đó chúng tôi cho rằng lượng vốn giải ngân FDI thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 7,2 tỷ USD. 

Vay nợ dài và trung hạn

Vay nợ dài và trung hạn năm 2008 ước đạt 1,227 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD

Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế (không tính phần ODA không hoàn lại đã tính vào khoản mục Chuyển giao vãng lai ròng). Hiện chưa có số liệu thống kê ODA cả năm 2008, theo số liệu từ Tổng cục thống kê, vốn ODA giải ngân thực tế trong 9 tháng năm 2008 đạt 1,227 tỷ USD (bằng 74,5% kế hoạch cả năm) trong tổng số 1.826 triệu USD cam kết.

Theo hội nghị các nhà tại trợ cuối tháng 12 năm 2008, ODA cam kết cho năm 2009 của Việt Nam đạt 5,12 tỷ USD, chúng tôi đánh giá mức ODA giải ngân thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Vay nợ ngắn hạn

Vay nợ ngắn hạn năm 2008 là 0,261 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 0,274 tỷ USD

Chúng tôi không có số liệu chính thức về khoản mục này. Tuy nhiên theo số liệu thống kê các năm trước và quý 3/2008 (mức trung bình 9 năm từ 1999 đến 2007 là 0,11% GDP, năm 2007 là 0,1% và quý 3/2008 là 0,3%), chúng tôi ước tính con số năm 2008 vào khoảng 0,3% GDP, tương đương 0,261 tỷ USD.

Dự báo cả năm 2009, vay nợ ngắn hạn là 0,274 tỷ USD.

Đầu tư danh mục chứng khoán ròng

Đầu tư danh mục chứng khoán ròng năm 2008 là -1,82 tỷ USD, dự báo năm 2009 là -1,2 tỷ USD.

Khoản mục này bao gồm mua bán chứng khoán, các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì khoản mục này chủ yếu là bao gồm danh mục trái phiếu và cổ phiếu.

Theo thống kê của chúng tôi, năm 2008 đầu tư danh mục chứng khoán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài là -31.005 tỷ đồng, tương đương -1,82 tỷ USD. Trong đó danh mục trái phiếu bán ròng 37.383 tỷ đồng (-2,2 tỷ USD), danh mục trái phiếu mua ròng 6.378 tỷ đồng (+0,38 tỷ USD).

Tính tới ngày 16/01/2009, Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trái phiếu -2.645 tỷ đồng, mua ròng cổ phiếu 151 tỷ đồng. Với sự co cụm của các luồng vốn quốc tế trong năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009, chúng tôi cho rằng xu hướng bán ròng trong năm 2009 của các Nhà đầu tư nước ngoài là không thể tránh khỏi, đặc biệt là vào 6 tháng đầu năm 2009. Do đó cả năm 2009, chúng tôi ước tính lượng bán ròng của các Nhà đầu tư nước ngoài khoảng -1,2 tỷ USD.

Tiền gửi

Khoản mục tiền gửi đạt 2,267 tỷ USD

Số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy khoản mục tiền gửi trong tài khoản vốn biến động thất thường, âm trong các năm từ 1999 đến 2001, 2005-2006, trong khi dương trong các năm 2002-2004 và đặc biệt năm 2007 và quý 1 năm 2008 tăng mạnh. Cụ thể, năm 2007 là 2,623 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP) và quý 1/2008 là 3,302 tỷ USD (chiếm tới 17,9% GDP). Trong năm 2008, chúng ta chứng kiến sự suy giảm dòng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2008, lượng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển giảm từ mức 2% của năm 2007 xuống mức 1,8% GDP của cac nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chúng tôi ước tính lượng tiền gửi trong năm 2008 cũng chỉ vào khoảng 1,8% GDP (bằng một nửa tỷ lệ năm 2007), tương đương 1,57 tỷ USD. Dự báo cả năm 2009, lượng tiền gửi vào Việt Nam đạt khoảng 1,1 tỷ USD.

Tài khoản vốn năm 2008 thặng dư 12,87 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp chính vào khoản thặng dư này (89,37%).

Dự báo tài khoản vốn năm 2009 đạt 8,67 tỷ USD. (Chi tiết xem bảng)

Cán cân thanh toán tổng thể và Dự trữ ngoại hối

Cán cân thanh toán năm 2008 thặng dư 0,16 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngoại hối cuối năm 2008 lên mức 23,76 tỷ USD

Mức tăng hay giảm của dự trữ ngoại hối đúng bằng mức thặng dư hay thâm hụt của Cán cân thanh toán (Bằng tổng giữa Tài khoản vãng lai, Tài khoản vốn và Mục sai số), nếu như quốc gia không dùng tới các khoản tài trợ đặc biệt.

Cán cân thanh toán tổng thể năm 2008 đạt mức thặng dư 0,16 tỷ USD đưa mức dự trữ ngoại hối cuối năm 2008 đạt 23,76 tỷ USD.

Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2008 và dự đoán năm 2009

ĐVT: Tỷ USD

TT

Khoản mục

2007

% GDP

9T/2008

Cả năm 2008

Dự đoán năm 2009

1

Cán cân thương mại

-10,36

-14,5

-15,83

-17,50

-13,00

 

 Xuất khẩu (Giá FOB)

48,56

 

49

62,90

52,00

 

 Nhập khẩu (Giá FOB)

58,92

 

64

80,40

65,00

2

Cán cân dịch vụ

-0,89

-1,3

-0,97

-0,80

-0,60

 

 Xuất khẩu

6,03

 

0,00

7,10

5,60

 

Nhập khẩu

6,92

 

0,00

7,90

6,20

3

Thu nhập ròng từ bên ngoài

-2,17

-3

-1,84

-2,61

-2,74

 

 Nhận về

1,09

 

0,00

 

 

 

 Thanh toán

3,26

 

0,00

 

 

4

Chuyển giao vãng lai ròng

6,43

9

5,82

8,20

4,20

 

 Khu vực tư nhân

6,18

 

0,00

 

 

 

 Khu vực chính phủ

0,25

 

0,00

 

 

I

Tài khoản vãng lai

-6,99

-9,8

-12,82

-12,71

-12,14

 

Đầu tư  trực tiếp nước ngoài ròng

6,55

9,2

8,10

11,50

7,20

 

Vay nợ dài và trung hạn

2,05

2,9

1,23

1,23

1,30

 

Vay nợ ngắn hạn

0,08

0,1

0,18

0,26

0,27

 

Đầu tư gián tiếp

6,24

8,8

0,83

-1,82

-1,20

 

Tiền gửi

2,62

3,7

2,27

1,70

1,10

II

Tài khoản vốn

17,54

24,6

12,61

12,87

8,67

 

Mục sai số

-0,35

 

-1,49

0,00

0,00

III

CÁN CÂN THANH TOÁN

10,20

14

-1,70

0,16

-3,47

IV

Dự trữ ngoại hối cuối kỳ

23,60

 

21,90

23,76

20,29

 

Thay đổi dự trữ ngoại hối trong kỳ

10,198

 

-1,702

+0,16 

-3,47 

(Nguồn:  ECC, ADB, SBV & Morgan Stanley Research)

 

Thông tin chi tiết hơn xin  vui lòng xem file đính kèm:

ECC REPORT 2008 vietnamese ver.pdf

ECC REPORT 2008 english version.pdf

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

 

 

Cán cân thanh toán quốc gia

Tài khoản vãng lai

Cán cân thương mại

Thâm hụt thương mại năm 2008 là 17,5 tỷ USD, dự báo năm 2009 thâm hụt 13 tỷ USD..

 

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).

Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.

Trong năm 2009, chúng tôi ước tính xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 52 tỷ USD, giảm khoảng 10,9 tỷ USD so với năm 2008 tương đương mức giảm 18%. Nhập khẩu cùng trong hướng suy giảm do cầu đầu tư trong nước giảm mạnh. Chúng tôi dự tính nhập khẩu cả năm 2009 khoảng 65 tỷ USD, giảm khoảng 18% so với năm 2008, đưa mức thâm hụt thương mại năm 2009 xuống còn 13 tỷ USD.

 

 

 

Cán cân dịch vụ

Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD, dự báo năm 2009 thâm hụt 0,6 tỷ USD

Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%.

Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%.

Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD.

Năm 2009 sẽ chứng kiến sự khó khăn của hầu hết các ngành nghề mà trong đó du lịch dịch vụ bị ảnh hưởng khá nặng. Theo ước tính của chúng tôi, xuất khẩu dịch vụ năm 2009 chỉ đạt 5,6 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2008. Nhập khẩu dịch vụ giảm 22% so với năm 2008 và đạt 6,2 tỷ USD.

Dự báo cả năm 2009 cán cân dịch vụ thâm hụt 0,6 tỷ USD.

Thu nhập ròng từ bên ngoài

Thu nhập ròng ước tính -2,61 tỷ US, dự báo -2,74 tỷ USD vào năm 2009

Khoản mục này bao gồm các khoản thu ròng về cổ tức, lãi và lợi nhuận của người cư trú từ vốn đã đầu tư ra nước ngoài (một cá nhân được xem là cư trú trong một quốc gia khi họ sống trong quốc gia đó ít nhất là 12 tháng, các công ty đa quốc gia được xem như cư trú nhiều quốc gia, mỗi chi nhánh của công ty đặt tại mỗi nước sở tại được xem như cá nhân cư trú tại nước đó, các tổ chức quốc tế như WB, IMF được coi như các nhân không cư trú đối với mọi quốc gia trên thế giới bất chấp nó đặt trụ sở tại đâu).

Theo số liệu của các năm trước và gần nhất là quý 3 năm 2008 (mức trung bình của 9 năm từ 1999 đến 2007 là -2% GDP, trong đó năm 2007 là -3% và quý 3/2008 là -2,9%), chúng tôi ước tính con số này vào khoảng -3% GDP. Theo đó, mức thu nhập ròng từ bên ngoài năm 2008 ước tính là -2,61 tỷ USD (Theo số liệu tổng cục thống kê, GDP năm 2008 là 1.478.695 tỷ VND tương đương 87 tỷ USD theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 19/01/2009 là 16.997 VND/USD).

Dự báo năm 2009, thu nhập ròng từ bên ngoài là -2,74 tỷ USD.

Chuyển giao vãng lai ròng

Chuyển giao vãng lai ròng là 5,820  tỷ  USD

 

Khoản mục này bao gồm các khoản chuyển tiền đơn phương không hoàn trả, được thể hiện dưới dạng ròng. Với Việt Nam, các khoản chuyển tiền về nước của khu vực tư nhân (kiều hối) chiếm tỷ trọng chính trong khoản mục này, ngoài ra còn có viện trợ chính thức không hoàn lại của các chính phủ và các tổ chức.

Kiều hối theo thống kê của NHNN năm 2008 đạt 8 tỷ USD, viện trợ chính thức không hoàn lại ước đạt 0,188 tỷ USD (theo số liệu chính thức từ Tổng cục thống kê ngày 23/9/2008).

Theo đó Chuyển giao vãng lai ròng cả năm 2008 là khoảng 8,2 tỷ USD.

Theo chúng tôi, lượng kiều hồi năm 2009 chỉ đạt 50% năm 2008, do đó ước tính chuyển giao vãng lai dòng cả năm 2008 khoảng 4,2 tỷ USD.

Như vậy, Tài khoản vãng lai năm 2008 thâm hụt 12,71 tỷ USD, giảm gần 4,4% so với mức thâm hụt 13,33 tỷ USD 6 tháng đầu năm.

Dự báo cả năm 2009, tài khoản vãng lai thâm hụt 12,14 tỷ USD. (Chi tiết xem bảng)

Tài khoản vốn

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng năm 2008 đạt 11,5 tỷ US, dự báo năm 2009 đạt 7,2 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, gần gấp 3 lần năm 2007, trong đó 60,3 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới, 3,7 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký tương đương 32,6 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%. Tuy nhiên con số trong khoản mục đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thì chúng ta chỉ tính đến con số giải ngân thực tế. Theo đó, giải ngân FDI năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD.

Trong năm 2009, vốn FDI đăng ký vào giải ngân chắc chắn sẽ suy giảm so với năm 2008. Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký FDI năm 2008 có thể thấy rằng Malayxia, Đài Loan, Nhật Bản và Xingapo đã chiếm tới 80% vốn đăng ký. Nền kinh tế các nước này dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong năm 2009, cộng với việc vốn tự đó của các dự án đăng ký chỉ chiếm khoảng 30% giá trị dự đăng ký, do đó chúng tôi cho rằng lượng vốn giải ngân FDI thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 7,2 tỷ USD. 

Vay nợ dài và trung hạn

Vay nợ dài và trung hạn năm 2008 ước đạt 1,227 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD

Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế (không tính phần ODA không hoàn lại đã tính vào khoản mục Chuyển giao vãng lai ròng). Hiện chưa có số liệu thống kê ODA cả năm 2008, theo số liệu từ Tổng cục thống kê, vốn ODA giải ngân thực tế trong 9 tháng năm 2008 đạt 1,227 tỷ USD (bằng 74,5% kế hoạch cả năm) trong tổng số 1.826 triệu USD cam kết.

Theo hội nghị các nhà tại trợ cuối tháng 12 năm 2008, ODA cam kết cho năm 2009 của Việt Nam đạt 5,12 tỷ USD, chúng tôi đánh giá mức ODA giải ngân thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Vay nợ ngắn hạn

Vay nợ ngắn hạn năm 2008 là 0,261 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 0,274 tỷ USD

Chúng tôi không có số liệu chính thức về khoản mục này. Tuy nhiên theo số liệu thống kê các năm trước và quý 3/2008 (mức trung bình 9 năm từ 1999 đến 2007 là 0,11% GDP, năm 2007 là 0,1% và quý 3/2008 là 0,3%), chúng tôi ước tính con số năm 2008 vào khoảng 0,3% GDP, tương đương 0,261 tỷ USD.

Dự báo cả năm 2009, vay nợ ngắn hạn là 0,274 tỷ USD.

Đầu tư danh mục chứng khoán ròng

Đầu tư danh mục chứng khoán ròng năm 2008 là -1,82 tỷ USD, dự báo năm 2009 là -1,2 tỷ USD.

Khoản mục này bao gồm mua bán chứng khoán, các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, công cụ phái sinh. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì khoản mục này chủ yếu là bao gồm danh mục trái phiếu và cổ phiếu.

Theo thống kê của chúng tôi, năm 2008 đầu tư danh mục chứng khoán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài là -31.005 tỷ đồng, tương đương -1,82 tỷ USD. Trong đó danh mục trái phiếu bán ròng 37.383 tỷ đồng (-2,2 tỷ USD), danh mục trái phiếu mua ròng 6.378 tỷ đồng (+0,38 tỷ USD).

Tính tới ngày 16/01/2009, Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trái phiếu -2.645 tỷ đồng, mua ròng cổ phiếu 151 tỷ đồng. Với sự co cụm của các luồng vốn quốc tế trong năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009, chúng tôi cho rằng xu hướng bán ròng trong năm 2009 của các Nhà đầu tư nước ngoài là không thể tránh khỏi, đặc biệt là vào 6 tháng đầu năm 2009. Do đó cả năm 2009, chúng tôi ước tính lượng bán ròng của các Nhà đầu tư nước ngoài khoảng -1,2 tỷ USD.

Tiền gửi

Khoản mục tiền gửi đạt 2,267 tỷ USD

Số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy khoản mục tiền gửi trong tài khoản vốn biến động thất thường, âm trong các năm từ 1999 đến 2001, 2005-2006, trong khi dương trong các năm 2002-2004 và đặc biệt năm 2007 và quý 1 năm 2008 tăng mạnh. Cụ thể, năm 2007 là 2,623 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP) và quý 1/2008 là 3,302 tỷ USD (chiếm tới 17,9% GDP). Trong năm 2008, chúng ta chứng kiến sự suy giảm dòng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2008, lượng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển giảm từ mức 2% của năm 2007 xuống mức 1,8% GDP của cac nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chúng tôi ước tính lượng tiền gửi trong năm 2008 cũng chỉ vào khoảng 1,8% GDP (bằng một nửa tỷ lệ năm 2007), tương đương 1,57 tỷ USD. Dự báo cả năm 2009, lượng tiền gửi vào Việt Nam đạt khoảng 1,1 tỷ USD.

Tài khoản vốn năm 2008 thặng dư 12,87 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp chính vào khoản thặng dư này (89,37%).

Dự báo tài khoản vốn năm 2009 đạt 8,67 tỷ USD. (Chi tiết xem bảng)

Cán cân thanh toán tổng thể và Dự trữ ngoại hối

Cán cân thanh toán năm 2008 thặng dư 0,16 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngoại hối cuối năm 2008 lên mức 23,76 tỷ USD

Mức tăng hay giảm của dự trữ ngoại hối đúng bằng mức thặng dư hay thâm hụt của Cán cân thanh toán (Bằng tổng giữa Tài khoản vãng lai, Tài khoản vốn và Mục sai số), nếu như quốc gia không dùng tới các khoản tài trợ đặc biệt.

Cán cân thanh toán tổng thể năm 2008 đạt mức thặng dư 0,16 tỷ USD đưa mức dự trữ ngoại hối cuối năm 2008 đạt 23,76 tỷ USD.

Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2008 và dự đoán năm 2009

ĐVT: Tỷ USD

TT

Khoản mục

2007

% GDP

9T/2008

Cả năm 2008

Dự đoán năm 2009

1

Cán cân thương mại

-10,36

-14,5

-15,83

-17,50

-13,00

 

 Xuất khẩu (Giá FOB)

48,56

 

49

62,90

52,00

 

 Nhập khẩu (Giá FOB)

58,92

 

64

80,40

65,00

2

Cán cân dịch vụ

-0,89

-1,3

-0,97

-0,80

-0,60

 

 Xuất khẩu

6,03

 

0,00

7,10

5,60

 

Nhập khẩu

6,92

 

0,00

7,90

6,20

3

Thu nhập ròng từ bên ngoài

-2,17

-3

-1,84

-2,61

-2,74

 

 Nhận về

1,09

 

0,00

 

 

 

 Thanh toán

3,26

 

0,00

 

 

4

Chuyển giao vãng lai ròng

6,43

9

5,82

8,20

4,20

 

 Khu vực tư nhân

6,18

 

0,00

 

 

 

 Khu vực chính phủ

0,25

 

0,00

 

 

I

Tài khoản vãng lai

-6,99

-9,8

-12,82

-12,71

-12,14

 

Đầu tư  trực tiếp nước ngoài ròng

6,55

9,2

8,10

11,50

7,20

 

Vay nợ dài và trung hạn

2,05

2,9

1,23

1,23

1,30

 

Vay nợ ngắn hạn

0,08

0,1

0,18

0,26

0,27

 

Đầu tư gián tiếp

6,24

8,8

0,83

-1,82

-1,20

 

Tiền gửi

2,62

3,7

2,27

1,70

1,10

II

Tài khoản vốn

17,54

24,6

12,61

12,87

8,67

 

Mục sai số

-0,35

 

-1,49

0,00

0,00

III

CÁN CÂN THANH TOÁN

10,20

14

-1,70

0,16

-3,47

IV

Dự trữ ngoại hối cuối kỳ

23,60

 

21,90

23,76

20,29

 

Thay đổi dự trữ ngoại hối trong kỳ

10,198

 

-1,702

+0,16 

-3,47 

(Nguồn:  ECC, ADB, SBV & Morgan Stanley Research)

Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2008 và dự đoán năm 2009

ĐVT: Tỷ USD

TT

Khoản mục

2007

% GDP

9T/2008

Cả năm 2008

Dự đoán năm 2009

1

Cán cân thương mại

-10,36

-14,5

-15,83

-17,50

-13,00

 

 Xuất khẩu (Giá FOB)

48,56

 

49

62,90

52,00

 

 Nhập khẩu (Giá FOB)

58,92

 

64

80,40

65,00

2

Cán cân dịch vụ

-0,89

-1,3

-0,97

-0,80

-0,60

 

 Xuất khẩu

6,03

 

0,00

7,10

5,60

 

Nhập khẩu

6,92

 

0,00

7,90

6,20

3

Thu nhập ròng từ bên ngoài

-2,17

-3

-1,84

-2,61

-2,74

 

 Nhận về

1,09

 

0,00

 

 

 

 Thanh toán

3,26

 

0,00

 

 

4

Chuyển giao vãng lai ròng

6,43

9

5,82

8,20

4,20

 

 Khu vực tư nhân

6,18

 

0,00

 

 

 

 Khu vực chính phủ

0,25

 

0,00

 

 

I

Tài khoản vãng lai

-6,99

-9,8

-12,82

-12,71

-12,14

 

Đầu tư  trực tiếp nước ngoài ròng

6,55

9,2

8,10

11,50

7,20

 

Vay nợ dài và trung hạn

2,05

2,9

1,23

1,23

1,30

 

Vay nợ ngắn hạn

0,08

0,1

0,18

0,26

0,27

 

Đầu tư gián tiếp

6,24

8,8

0,83

-1,82

-1,20

 

Tiền gửi

2,62

3,7

2,27

1,70

1,10

II

Tài khoản vốn

17,54

24,6

12,61

12,87

8,67

 

Mục sai số

-0,35

 

-1,49

0,00

0,00

III

CÁN CÂN THANH TOÁN

10,20

14

-1,70

0,16

-3,47

IV

Dự trữ ngoại hối cuối kỳ

23,60

 

21,90

23,76

20,29

 

Thay đổi dự trữ ngoại hối trong kỳ

10,198

 

-1,702

+0,16 

-3,47 

(Nguồn:  ECC, ADB, SBV & Morgan Stanley Research)